BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG TRÁNH BỆNH THỦY ĐẬU
Kính thưa! các thầỳ giáo, cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh thân mến!
- Miền Bắc nước ta thời tiết đang giao mùa. Từ mùa đông sang mùa xuân độ ẩm cao, đây chính là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển mạnh. Đặc biệt là lứa tuổi học sinh sức đề kháng còn kém, hệ miễn dịch thấp khả năng tự chăm sóc bản thân còn hạn chế.
- Có nhiều lý do khiến tỷ lệ mắc bệnh khác nhau đặc biệt là bệnh thủy đậu đã và đang suất hiện ở miền Bắc nước ta nói chung và ở khu vực chúng ta nói riêng. Để đảm bảo cho sức khỏe học tập chúng ta cần nghe bài tuyên truyền về phòng tránh bệnh Thủy Đậu.
- Bệnh thuỷ đậu do một loại siêu vi mang tên Valiceglla Rota vi rút gây nên, thuỷ đậu là một bệnh rất dễ lây truyền.
- Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất là trẻ em. Bệnh xảy ra ở người lớn nặng hơn trẻ em.
2. Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh:
- Triệu chứng thường xuất hiện từ 14 đến 16 ngày sau lần tiếp xúc đầu tiên với người bệnh.
- Biểu hiện của bệnh:
+ Sốt nhẹ từ 1 đến 2 ngày.
+ Cảm giác mệt mỏi, chán ăn, đau mỏi người và toàn thân phát ban.
+ Ban thuỷ đậu thường dưới dạng những chấm đỏ lúc đầu sau đó phát triển thành các mụn nước.
+ Đầu tiên ban mọc ở đầu, mặt, cổ, thân người và các chi.
+ Ban thuỷ đậu thường rất ngứa.
+ Đặc điểm của các mụn nước đó là chúng mọc làm nhiều đợt khác nhau. Do đó, cùng trên 1 vùng da, có thể thấy nhiều dạng khác nhau: hoặc ban đỏ, hoặc mụn nước trong, mụn nước đục, mụn đóng vẩy... trong cùng 1 thời gian
+ Bệnh có thể khỏi sau 1-2 tuần
3.Biến chứng
+ Biến chứng thường gặp nhất là bị nhiễm trùng tại các nốt đậu, những người bị biến chứng này nếu không chữa kịp thời thì tổn thương sẽ ăn sâu và lan rộng ra cho dù được chữa khỏi vẫn để lại nốt sẹo rỗ gây mất thẩm mỹ, nặng hơn là đẫn đến viêm mô tế bào, nhiễm trùng máu, ngoài ra người mắc thủy đậu còn có thể biến chứng viêm phổi viêm não …
+ khi gãi sẽ làm các mụn thủy đậu bị vỡ và từ đó để lại những vết sẹo rất xấu.
+ Chứng viêm phổi do thủy đậu, ít khi xảy ra hơn nhưng rất nặng và rất khó điều trị.
+ Chứng viêm não do thủy đậu cũng vẫn xảy ra, không hiếm: sau thủy đậu trẻ bỗng trở nên vật vã, quờ quạng chân tay, nhiều khi kèm theo co giật, hôn mê.
+ Một số trẻ tuy đã khỏi được vẫn mang di chứng thần kinh lâu dài: bị điếc, bị khờ, bị động kinh v.v...
4 Điều trị:
+ Khi người thân trong gia đình có những triệu chứng và dấu hiệu nói trên trước hết phải cho người thân đến cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi và điều trị.
+ Chống nhiễm khuẩn, hạ sốt, an thần.
+ Tại chỗ: Nốt đậu dập vỡ nên chấm xanhmethylen.
+ Nên cách ly người bệnh từ 5 đến 7 ngày để tránh lây lan.
+ Luôn mặc quần áo thoáng mát, tránh nước và gió cho người bệnh.
5.Phòng bệnh:
+ Tiêm vacxin phòng bệnh thủy đậu cho trẻ em từ 12 tháng tuổi..
+ Ăn uống đủ chất, tăng cường ăn nhiều chất dinh dưỡng.
+ Ăn các thức ăn mềm, lỏng rễ tiêu hóa, uống nhiều nước.
+ Ăn nhiều rau xanh và trái cây
+ Trường hợp sốt cao có thể dùng thuốc hạ sốt thông thường có thể dùng kháng sinh trong trường hợp nốt dạ bị nhiễm trùng, nốt dạ có mủ…. nhưng phải theo hướng dẫn của thầy thuốc.
+ Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh để phòng tránh lây lan.
+ Những trường hợp mắc bệnh thuỷ đậu cần được nghỉ học hoặc nghỉ làm việc từ 7 đến 10 ngày từ lúc khi bắt đầu phát hiện bệnh để tránh lây lan cho những người xung quanh.
Vệ sinh cá nhân
+Vệ sinh cá nhân sạch sẽ
+ Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng,
+ Thực hiện vệ sinh nhà cửa, trường học và vật dụng sinh hoạt bằng dung dịch sát khuẩn thông thường, phòng ở phải sạch sẽ thoáng khí.
+ Vệ sinh phòng học thoáng mát, gọn gàng sạch sẽ.
+ Trên đây là bài tuyên truyền phòng tránh bệnh thủy đậu mong tất cả chúng chúng ta thực hiện tốt để có một sức khỏe thật tốt học tập và rèn luyện.
+ Cuối cùng xin kính chúc các thầy giáo, cô giáo và các bạn học sinh luôn mạnh khỏe và có một tuần học tập đạt kết quả tốt!
Kim Anh, ngày 14 tháng 2 năm 2023
Người viết bài tuyên truyền
Nguyễn Thị Thu Hà