PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIM THÀNH
TRƯỜNG THCS KIM ANH
Video hướng dẫn Đăng nhập

       Nhân kỷ niệm 83 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam 20-10.Thư viện trường THCS Kim Anh xin trân trọng giới thiệu tới quý thầy cô và các em học sinh tác phẩm “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” để hiểu thêm truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam, mà họ đã được Bác Hồ trao tặng cho tám chữ vàng vinh dự”anh hùng-bất khuất-trung hậu-đảm đang”. Người phụ nữ Việt Nam mà cả thế giới biết đến họ là những o du kích, những cô thanh niên xung phong, những bà mẹ nuôi quân,những kĩ sư bác sĩ…tất cả tất cả trên mặt trận nào họ đều có mặt họ đã lầm nên lịch sử. Họ xứng đáng được các nhà thơ của thế kỉ XX, dùng những ngôn ngữ xuất sắc trân trọng để ngợi ca về họ:

                   Lứa chống Mĩ lòng anh hùng chín rộ

                   Như bụng tằm vàng óng một mùa tơ

                   Chị em tôi tỏa ánh vàng lịch sử

                   Nắng cho đời nên cũng nắng cho thơ

          Đọc giả thân mến! thời chống Mĩ đã từng có một nữ bác sĩ, một người con gái tên là Đặng Thùy Trâm, Tác giả của những dòng nhật kí mà thư viện muốn giới thiệu với đọc giả hôm nay, với tất cả lòng thành kính biết ơn và ngưỡng mộ. Họ thuộc về một lớp người khá đặc biệt trong đời sống tinh thần xã hội ta sau năm 1945 họ có mặt trong công cuộc chiến đấu chống Mĩ từ những năm đầu tiên. Khi ở miền Nam các cơ sở cách mạng, triển khai đến tận nhiều huyện đồng bằng và toàn quốc. Họ là những người thuộc lứa nữ thanh niên đầu tiên, được đào tạo theo tinh thần của những người kháng chiến chống Pháp cái tinh thần cuộc sống mới “ gian khổ mà hào hùng ”.

          Đặng Thuỳ Trâm sinh ngày 26 tháng 11 năm 1942 tại Huế, trong một gia đình trí thức Hà Nội. Bố là bác sĩ ngoại khoa, mẹ là dược sĩ, giảng viên trường Đại học Dược Hà Nội.  Tốt nghiệp trường Đại học Y khoa Hà Nội năm 1966, Thùy Trâm tham gia Quân đội Nhân dân Việt Nam với tư cách là một bác sĩ quân y và được điều vào công tác ở Đức Phổ, chiến trường Quảng Ngãi trong chiến tranh Việt Nam. Ở đó chị làm công việc đặc trưng của người phụ nữ trong chiến tranh, là phụ trách một bệnh viện huyện, chị đi với một niềm tin chiến thắng. Đó là thứ niềm tin mang đầy thánh thiện chi phối hành động mọi người, họ lao vào chiến tranh lúc ấy không phải chỉ là nghĩa vụ mà còn là niềm ao ước là vinh dự mà họ cảm thấy phải dành bằng được. Những trang nhật kí của chị đầy xúc động lòng người. Tái hiện lại cuộc chiến tranh khóc liệt của nhân dân ta, trong những năm thời kì đầu kháng chiến chống Mĩ. Với cách viết nhật ký chân thành mộc mạc đầy nhiệt huyết kháng chiến, của người con gái tri thức chân yếu tay mềm, đã chinh phục được người lính

Bên kia chiến tuyến, phải cứu bằng được nhật kí trong khói lửa đạn bom họ muốn nói tới cái sự việc từng ám ảnh họ một thời gian dài. Người bác sĩ này đã đứng ra cầm súng bảo vệ cho những thương binh, và đã ngã xuống như một người lính vừa rời tay súng. Trong vai trò một nữ bác sĩ chị luôn yêu thương mọi người chia sẽ niềm vui với mọi người đau với nỗi đau của người bệnh chăm sóc thương binh hết lòng.

     Đọc giả thân mến! Tuy cái chết không được miêu tả nhiều trong nhật ký, nhưng trong tâm trí chị Thùy Trâm nó luôn luôn có mặt, nó đứng thấp thoáng đằng sau các sự kiện với chị cuộc đối diện với cái chết làm nên một phần nội dung cuộc sống tức là cũng làm nên một vẻ đẹp cao thượng của “những bông hoa bất tử” đó là những bông hoa chỉ biết “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”, với Thùy Trâm nhật ký đã trở thành một phần cuộc đời trong nhật ký chị tìm ra một con người khác với Thùy Trâm mà mọi người vẫn vẫn biết hằng ngày để chia sẽ để thú nhận để tìm thêm niềm tin. Chị khao khát đến cháy lòng ngày hòa bình thống nhất Bắc- Nam để về với mẹ, với mảnh đất Hà Thành thân yêu nơi quê hương yêu dấu và cả những kỉ niệm thơ mộng của một thời sinh viên y khoa đầy khát vọng tuổi xuân và dòng nhật kí sau đây đã thể hiện điều đó : ngày 18 tháng 6 năm 1970 “…” nhà thơ Tố Hữu đã từng viết “ồ thích thật bài thơ miền Bắc…đời trẻ lại ttất cả làm Cách mạng”.

          Nhật ký Đặng Thùy Trâm đã trở thành cuốn sách nổi tiếng, không chỉ được độc giả Việt Nam đón nhận như một biểu tượng sáng ngời về đức hy sinh về tình yêu Tổ quốc của người phụ nữ Việt Nam. Mà ảnh hưởng của cuốn sách đã vượt qua biên giới, với sự cảm hóa mạnh mẽ vì những trang nhật ký của chị thấm đẫm tình đồng chí, đồng đội, tình yêu Tổ quốc. Chị vào chiến trường miền Nam phục vụ với phương châm của lớp thanh niên thời đó “thà quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Những lúc khó khăn tưởng chừng như không vượt qua nổi, cuốn nhật ký với chị lại ngồi tâm sự với nhau. Nó như một người bạn để chị giãi bày vượt qua. Mời Đọc giả nghe những dòng nhật ký thổn thức sau “…” chính những lời tâm sự đó làm ta cảm động đến thắt lòng và nhắc nhở mỗi chúng ta là thế hệ mai sau phải sống thế nào cho xứng đáng với sự hy sinh mất mát của họ.

          Cuốn nhật ký Đặng Thùy Trâm- một nữ bác sỹ- một cây bút không chuyên thu hút bạn đọc không phải vì tài văn chương, mà bằng hiện thực lịch sử chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta, bằng sự hy sinh cao cả, bằng tình yêu đồng chí đồng đội, và cao hơn nữa là tình yêu Tổ quốc. Góp phần điểm thêm một dấu son chói lọi cho truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam anh hùng. Cuốn sách được in trên khổ giấy 13×20.5 cm với cách minh họa tài tình của họa sỹ Hữu Khoa quang cảnh bệnh xá Phổ Đức, Quảng Ngãi thời chiến tranh được tái hiện một cách rõ nét trên trang bìa hình ảnh chị Thùy Trâm ngồi suy tư viết những dòng nhật ký với chiếc bút máy Trường Sơn theo chị đi khắp chiến trường bên cạnh khẩu súng ak chuẩn chị lên đạn trong một tư thế sẵn sàng chiến đấu. Những kỉ vật ấy đã trở thành những di vật lịch sử thời chiến mà hôm nay chúng ta không khỏi vinh dự tự hào về truyền thống anh hùng của người phụ nữ Việt Nam. Liệt sỹ Đặng Thùy Trâm, một phần của cuộc chiến tranh vô cùng khốc liệt. Nhưng đầy bi tráng và đầy tự hào đó được khắc họa chân thực qua những dòng nhật ký. Chúng ta là những thế hệ con cháu được thừa hưởng cuộc sống hòa bình độc lập. Được sống, học tập và rèn luyện dưới mái trường thân thiện xã hội chủ nghĩa. Thì những dòng nhật ký kể trên rất cần thiết với chúng ta, nó như một động lực thúc đẩy giúp chúng ta phải cố gắng học tập và rèn luyện để xây dựng Tổ quốc ngày một văn minh hiện đại xứng đáng với sự mất mát hy sinh của họ. Nhật ký Đặng Thùy Trâm sẽ không phụ lòng với Đọc giả tìm đến.

Thư viện trường THCS Kim Anh luôn luôn mở cửa phục vụ quý thầy cô, các em học sinh và đọc giả.

          Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 Thư viện xin chúc quý độc giả nữ có một ngày thật vui vẻ và hạnh phúc, kính chúc các thầy giáo, cô giáo sức khỏe, chúc các em chăm ngoan, học giỏi, là cháu ngoan của Bác Hồ muôn vàn kính yêu.


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Thực hiện Công văn số 1086/SGDĐT-VP ngày 10/7/2023 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương về việc tuyên truyền, hưởng ứng cuộc thi “Tìm hiểu Luật phòng, chống ma túy”, Phòng GD&ĐT đề nghị các ... Cập nhật lúc : 11 giờ 17 phút - Ngày 7 tháng 8 năm 2023
Xem chi tiết
BÀI TUYÊN TRUYÊN PHÒNG TRÁNH DỊCH BỆNH CO VID 19 ... Cập nhật lúc : 17 giờ 14 phút - Ngày 21 tháng 4 năm 2023
Xem chi tiết
GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 04/2023 Kính thưa toàn thể thầy giáo, cô giáo cùng các em học sinh thân mến! Thư viện THCS Kim Anh xin trân trọng giới thiệu cuốn sách: ... Cập nhật lúc : 10 giờ 43 phút - Ngày 19 tháng 4 năm 2023
Xem chi tiết
BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG TRÁNH BỆNH THỦY ĐẬU Kính thưa! các thầỳ giáo, cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh thân mến! ... Cập nhật lúc : 15 giờ 34 phút - Ngày 14 tháng 2 năm 2023
Xem chi tiết
THÔNG BÁO Cam kết chất lượng giáo dục của trường trung học cơ sở Kim Anh Năm học 2022 - 2023 ... Cập nhật lúc : 10 giờ 14 phút - Ngày 11 tháng 10 năm 2022
Xem chi tiết
GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 10/2022 Kính thưa toàn thể thầy giáo, cô giáo cùng các em học sinh thân mến! Thư viện THCS Kim Anh xin trân trọng giới thiệu cuốn ... Cập nhật lúc : 9 giờ 42 phút - Ngày 10 tháng 10 năm 2022
Xem chi tiết
GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 09/2022 Kính thưa toàn thể thầy giáo, cô giáo cùng các em học sinh thân mến! Thư viện THCS Kim Anh xin trân trọng giới thiệu cuốn sách ... Cập nhật lúc : 9 giờ 20 phút - Ngày 10 tháng 10 năm 2022
Xem chi tiết
Nhà thơ Thanh Hải đã từng viết: Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc. Khát khao dâng hiến cho đời Một mùa xuân nho nhỏ, có lẽ không chỉ riêng ... Cập nhật lúc : 10 giờ 50 phút - Ngày 19 tháng 1 năm 2022
Xem chi tiết
Trường THCS Kim Anh tiến hành bàn giao máy tính theo chương trình “Sóng và máy tính cho em” cho 03 học sinh thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo của nhà trường. ... Cập nhật lúc : 15 giờ 47 phút - Ngày 11 tháng 1 năm 2022
Xem chi tiết
1. Các giải pháp phòng chống và kiểm soát dịch bệnh. - Nhà trường tổ chức tuyên truyền tới toàn thể CBGV,NV, phụ huynh học sinh và học sinh về việc phòng, chống dịch covid-19 trên các phư ... Cập nhật lúc : 15 giờ 21 phút - Ngày 7 tháng 1 năm 2022
Xem chi tiết
123456